Sáng 24.11,ávànghômnayNgườimuavàngnhẫnđầunămlãitriệuđồcụm bàn làm việc giá vàng miếng SJC không biến động nhiều. Chẳng hạn, ngân hàng Eximbank mua vào 70,6 triệu đồng/lượng, bán ra 71,3 triệu đồng như hôm qua; Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn mua vào 70,65 triệu đồng và bán ra 71,5 triệu đồng, giảm 50.000 đồng. Riêng Công ty vàng bạc đá quý Mi Hồng mua vào lên 70,8 triệu đồng và bán ra 71,5 triệu đồng, tăng 100.000 đồng...
Trong khi đó, vàng nhẫn 4 số 9 loại 1 - 2 chỉ của SJC được giữ nguyên giá mua vào 59,85 triệu đồng, bán ra 60,95 triệu đồng như hôm qua. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá vàng miếng SJC tăng khoảng 3,5 triệu đồng/lượng. Trong khi vàng nhẫn cùng thương hiệu đã tăng khoảng 7 triệu đồng/lượng, gần gấp đôi so với mức tăng của vàng miếng. Tuy nhiên, do chênh lệch giữa giá mua và bán nên người mua vàng nhẫn từ đầu năm đến nay chỉ lãi được khoảng 6 triệu đồng một lượng.
Giá vàng thế giới đứng ở mức 1.995,5 USD/ounce, tăng không đáng kể so với hôm qua. Kim loại quý neo ở mức cao nhờ đồng USD suy yếu với chỉ số USD-Index đứng dưới 104 điểm. Đồng thời, thị trường Mỹ hiện đang nghỉ lễ và dự báo về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngừng tăng lãi suất cũng hỗ trợ kim loại quý neo cao. Tuy nhiên, sự không chắc chắn liên quan đến những gì Fed sẽ làm tiếp theo sẽ còn kéo dài lâu hơn cũng khiến giá vàng khó tăng cao.
Các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ đã đồng ý tại cuộc họp chính sách gần đây nhất rằng họ sẽ tiến hành thận trọng và chỉ tăng lãi suất nếu tiến trình kiểm soát lạm phát chững lại.
Theo nhà phân tích Rhona O'Connell của StoneX, hiện chưa có nhiều động lực để kim loại quý duy trì mức giá trên 2.000 USD/ounce trong thời gian còn lại của năm. Hiện các động lực cơ bản vẫn hỗ trợ trong dài hạn (địa chính trị, đặc biệt là tại Trung Đông và khả năng xảy ra khủng hoảng ngân hàng hơn nữa ở Mỹ và các nơi khác), nhưng nếu một trong hai hoặc cả hai yếu tố này không leo thang, giá có thể sẽ trượt dốc...